Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 18-20/11/2024

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Tin tức trong thời khoảng 3 ngày qua nổi nhất là tin 1000 ngày - 1000 ngày xẩy ra chiến sự ở Ukraine do đại cường Nga xâm lược.

1.000 ngày Nga xâm lược Ukraine: Dư luận Việt Nam phân hóa như thế nào về Putin và Nga?

Trong Thư gửi cho Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas, Sứ thần Toà Thánh tại Ucraina, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi với dân tộc tử đạo, nhấn mạnh “Chúa sẽ có lời cuối cùng đối với thảm kịch to lớn này”, và ngài đã bày tỏ niềm cảm thông với dân nước nạn nhân Ukraine như sau: “Tôi biết rõ rằng không có lời nào của con người có thể đủ để bảo vệ mạng sống người dân Ucraina khỏi những vụ đánh bom hàng ngày, cũng không thể đủ để an ủi những người đang khóc thương người chết, chữa lành vết thương, đưa trẻ em về nhà, trả tự do cho tù nhân, hoặc phục hồi công lý và hoà bình”.

Hiệp thông với tâm tình của ĐTC cầu nguyện cho cả nạn nhân lẫn phạm nhân của chiến cuộc 1000 ngày này, chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình GHHT 3 ngày qua những những đường kết nối tùy nghi sau đây:

GIÁO HỘI

HIỆN THẾ

Liên Âu bất đồng về việc cho Ukraina dùng vũ khí được cung cấp tấn công lãnh thổ Nga

Điện Kremlin cáo buộc chính quyền Biden leo thang chiến tranh Ukraine

Ukraine bắt đầu tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

Nga đủ sức "vô hiệu hóa" tên lửa uy lực Mỹ cấp cho Ukraine?

Nga có thể đáp trả bằng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine dùng tên lửa phương Tây

Tổng thống Nga ký sắc lệnh mở rộng khả năng dùng vũ khí hạt nhân

Lệnh gỡ rào vũ khí khó giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến sự

Lính Nga đào ngũ: Cái giá phải trả khi chạy trốn cuộc chiến của Putin

Ông Zelensky úy lạo binh sĩ ở thành phố tiền tuyến

Nhiều nước Bắc Âu hướng dẫn người dân chuẩn bị cho chiến tranh

Ukraine được dùng những vũ khí nào để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga?

Phương Tây tìm cách thuyết phục ông Zelensky thỏa hiệp với Nga?

Vì sao Mỹ xé rào khi Ukraine chiến đấu với "một tay bị trói sau lưng"?

Chiến tranh Ukraina : Đêm kinh hoàng tại Sumy

Dỡ hạn chế vũ khí cho Ukraine: "Nước cờ" cuối của ông Biden?

Mỹ cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga

Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công lãnh thổ Nga: Ảnh hưởng gì tới thế cục?

Đến lượt Anh, Pháp cho Ukraine nã tên lửa tầm xa vào đất Nga?

Nga nói Mỹ 'thêm dầu vào lửa' nếu cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa

Nga sẽ đối phó tên lửa tầm xa của Mỹ ra sao?

Băng đảng cướp gần 100 xe chở thực phẩm cứu trợ ở Gaza

Lebanon và Hezbollah nhất trí với đề xuất ngừng bắn của Mỹ

Israel treo thưởng 5 triệu USD cho mỗi con tin được cứu ở Gaza

Iran kêu gọi Giáo hoàng tác động chấm dứt chiến tranh tại Trung Đông

Indonesia là quốc gia hào phóng nhất thế giớiGần một nửa giới trẻ Hàn Quốc ủng hộ có con mà không cần kết hôn

Các nhà hoạt động môi trường bị trấn áp tại khắp các châu lục

COP29 không tiến triển, mọi hy vọng hướng về thượng đỉnh G20 ở Brazil

'Bão bom' tấn công Bờ Tây nước MỹPhilippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công trong 3 tuần liên tiếp

An Giang: Chính quyền cướp đất, cả nhà chố

Hơn 9,000 người chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam trong 10 tháng

 Việt Nam: Vì sao bão Yagi khiến nhiều người chết ở các vùng đồi núi ?


ĐTC Phanxicô đề cao vai trò giáo dục của ông bà đối với người trẻ trong gia đình

Sáng thứ Tư ngày 20/11/2024, gặp gỡ các tham dự viên Hội thảo chung lần thứ XII giữa Trung tâm Đối thoại Liên tôn và Liên văn hóa của Iran và Bộ Đối thoại Liên tôn của Tòa Thánh về chủ đề “Việc giáo dục giới trẻ là một thách đố đối với Hồi giáo và Kitô giáo”, Đức Thánh Cha nhắc lại vai trò và chứng tá của ông bà trong việc giáo dục tôn giáo cho các thế hệ con cháu. Đây là một yếu tố chung của các truyền thống tôn giáo.

Hồng Thủy - Vatican News

Hội thảo diễn ra tại Roma từ ngày 19 đến 20/11/2024, bàn về khái niệm giáo dục trong Hồi giáo và Kitô giáo, những cơ hội và thách thức của giáo dục trong thế giới ngày nay từ quan điểm của Hồi giáo và Kitô giáo và việc giáo dục giới trẻ như một bối cảnh đối thoại và sự hợp tác giữa Hồi giáo và Kitô giáo.

Đức Thánh Cha quan tâm đến Giáo hội ở Iran

Ngỏ lời với các tham dự viên, Đức Thánh Cha nhắc đến việc thăng Đức Tổng Giám mục Dominique Joseph Mathieu của Tehran-Isfahan làm Hồng y. Ngài khẳng định rằng sự lựa chọn này thể hiện sự gần gũi và quan tâm đối với Giáo hội ở Iran và toàn thể đất nước. Ngài cũng bày tỏ rằng ngài rất quan tâm đến số phận của Giáo hội Công giáo ở Iran, một “đàn chiên nhỏ”. “Tôi ý thức được hoàn cảnh của Giáo hội và những thách thức mà Giáo hội được kêu gọi phải đối diện để tiếp tục cuộc hành trình của mình, làm chứng cho Chúa Kitô và đóng góp, dù kín đáo nhưng đầy ý nghĩa, cho lợi ích của toàn xã hội, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc hay chính trị”.

Vai trò của ông bà trong giáo dục

Nói về thách đố giáo dục giới trẻ, đặc biệt là trong gia đình, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng gia đình, cái nôi của sự sống, là nơi giáo dục đầu tiên, nơi chúng ta bước những bước đầu tiên và học cách lắng nghe, công nhận người khác, tôn trọng họ, giúp đỡ họ và sống chung với họ. Ngài nêu lên một yếu tố chung của các truyền thống tôn giáo, đó là sự đóng góp giáo dục của người già dành cho giới trẻ. “Với sự khôn ngoan, ông bà đảm bảo việc giáo dục tôn giáo cho con cháu, đóng vai trò là mối liên kết quyết định trong mối quan hệ gia đình giữa các thế hệ (xem Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christus vivit, 262). Lòng đạo đức này, được truyền bá không kiểu cách nhưng bằng chứng từ cuộc sống, phải được coi là có giá trị lớn lao cho sự phát triển của giới trẻ”.

Gia đình khác tôn giáo

Đức Thánh Cha cũng nêu lên thách đố chung về giáo dục, đối với các Kitô hữu và người Hồi giáo, trong các hoàn cảnh hôn nhân phức tạp mới với sự khác biệt về tôn giáo, và nói rằng trong những bối cảnh gia đình này, chúng ta có thể nhận ra một vị trí đặc biệt dành cho đối thoại liên tôn (xem Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Amoris laetitia, 248).

Sự hỗ trợ đối với gia đình

Sự suy yếu về đức tin và thực hành tôn giáo ở một số xã hội, theo Đức Thánh Cha, có ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình. Vì lý do này, gia đình cần sự hỗ trợ của mọi người, kể cả sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà trường, cộng đồng tôn giáo và các tổ chức khác để thực hiện sứ mạng giáo dục của nó một cách tốt nhất.

Chứng tá của những người có đức tin vào Thiên Chúa

Cuối cùng, Đức Thánh Cha lưu ý rằng việc giáo dục các thế hệ trẻ được thực hiện thông qua sự hợp tác huynh đệ trên con đường tìm kiếm Thiên Chúa, trong cuộc tìm kiếm này, chúng ta không bao giờ mệt mỏi khi lên tiếng và hành động vì phẩm giá và quyền lợi của mỗi người và mỗi cộng đồng. Ngài nhấn mạnh rằng sự dấn thân vì hòa bình của những người tin vào “Thiên Chúa tình yêu toàn năng” làm cho chúng ta trở nên “đáng tin cậy trước mắt thế giới và các thế hệ mới”